Sống khỏe cùng ABCSport
Có Kinh Chạy Bộ Được Không? Cần Lưu Ý Gì?
08/02/2023 13:45
Thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là một thời điểm đặc biệt bởi cơ thể có nhiều thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn. Vậy có kinh chạy bộ được không? Chạy bộ trong kỳ kinh ảnh hưởng thế nào đến cơ thể? Một số thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Kinh nguyệt là một thời kỳ đặc biệt của phụ nữ
1. Có kinh chạy bộ được không?
Chạy bộ cả trong tự nhiên và chạy trên máy chạy bộ đều được rất nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, đi cùng với đó cũng là mối bận tâm rằng vào kỳ kinh nguyệt thì chị em có nên chạy hay không. Điều này là vì vào kỳ kinh, cơ thể chị em trở nên đặc biệt nhạy cảm. Lúc này, người phụ nữ có thể gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng, đau bụng, nóng trong người,.. Do đó, việc vận động quá mức có thể khiến cho tình trạng này gia tăng.
Vì thế, nếu có thói quen chạy bộ hay tập thể dục nói chung, chị em cần giảm cường độ xuống hoặc nghỉ ngơi hoàn toàn nếu cần. Việc cơ thể mệt mỏi hơn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao tới tháng không được chạy bộ. Vậy chị em có kinh nguyệt có nên đi bộ không? Điều này thì có thể.
Trongg thời gian chu kỳ kinh nguyệt. chị em có thể đi bộ nhẹ nhàng với tốc độ chậm rãi để thư giãn và duy trì hoạt động cho cơ bắp, không nên chạy bộ với vận tốc lớn.
2. Chạy bộ khi có kinh ảnh hưởng gì?
Như vậy, có kinh chạy bộ được không nhìn chung còn tùy thuộc vào sức khỏe và thể chất của mỗi người. Thực tế, có không ít quan điểm cho rằng chạy bộ trong thời kỳ này khiến cho kinh nguyệt ra nhiều hơn hay khiến cơ thể bị thiếu máu do vận động nhiều. Tuy nhiên, đây là những quan điểm sai lầm. Nếu chúng ta chạy bộ với một cường độ vừa phải thì chúng còn đem đến nhiều lợi ích như:
2.1. Giúp thư giãn tinh thần
Trong kỳ kinh nguyệt, tâm trạng người phụ nữ thường trở nên thất thường, dễ nổi nóng hoặc cáu gắt. Nguyên nhân của điều này là do nồng độ estrogen trong cơ thể mất cân bằng và ảnh hưởng đến serotonin. Khi chạy bộ nhẹ nhàng, chúng sẽ phần nào giúp cân bằng lại hai loại hormone này. Từ đó, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn. Mặt khác, chạy bộ cũng giúp giải phóng endorphin. Đây là loại hormone mang đến cảm giác dễ chịu và giảm đau. Điều đó cũng góp phần giúp cải thiện tâm trạng.
Chạy bộ trong kỳ kinh giúp thư giãn tinh thần
2.2. Giảm các triệu chứng khó chịu ở đầu kỳ kinh
Cảm giác đau nhức, mệt mỏi là những dấu hiệu rất thường gặp ở mỗi đầu kỳ kinh. Lúc này, chị em phụ nữ có thể cảm thấy căng thẳng, lo âu. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này. Bạn có thể tập ngay tại nhà với máy chạy bộ để có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ cũng như cường độ luyện tập.
2.3. Giảm cảm giác đau lưng, đau bụng
Có kinh chạy bộ được không? Câu trả lời là có bởi chúng sẽ giúp chị em giảm bớt cảm giác đau lưng, đau bụng, nhức chân… Việc chạy bộ trong thời gian sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, sức khỏe sẽ được cải thiện và chống chịu với các cơn đau tốt hơn. Mặt khác, chạy bộ trong thời kỳ này cũng giúp cân bằng thân nhiệt, giúp cơ thể ấm hơn. Chị em cũng vì thế mà vượt qua giai đoạn kinh nguyệt tốt hơn.
3. Gợi ý một số bài tập khác cho phái nữ
Bên cạnh câu hỏi có kinh chạy bộ được không thì cũng có không ít chị em băn khoăn tới tháng tập thể dục được không. Thực tế thì chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập bình thường nếu như biết chọn lọc đúng bộ môn phù hợp. Dưới đây sẽ là một số gợi ý.
3.1. Bài tập giãn cơ
Tập thể dục có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Câu trả lời là không nếu bạn tập các bài giãn cơ. Các bài này sẽ giúp xoa dịu các cơn đau bụng kinh, giúp hạn chế tình trạng đau mỏi cơ. Ngoài ra, chúng còn đem đến sự dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể.
Các bài tập giãn cơ rất phù hợp để tập trong kỳ kinh
3.2. Các bài tập cardio với cường độ vừa phải
Tới tháng tập các bài cardio được không? Có, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập này ở một cường độ vừa phải và nhẹ nhàng. Các bài cardio sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giúp đào thải kinh nguyệt nhanh hơn. Ngoài chạy bộ, chị em cũng có thể đạp xe trên xe đạp tập hoặc xe đạp thông thường. Chúng đều là những hình thức cardio lành mạnh.
3.3. Tập yoga hay pilates
Yoga là một trong những bộ môn hàng đầu dành cho phụ nữ. Các động tác của bộ môn này sẽ giúp chị em được thư giãn và giảm đau nhức. Sự linh hoạt trong chuyển động của các động tác yoga hay pilates cũng giúp cơ bắp được thư giãn và giảm mệt mỏi ở quanh vùng lưng, hông.
4. Những bài tập không phù hợp trong kỳ kinh nguyệt
Có là câu trả lời cho câu hỏi có kinh chạy bộ được không. Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào cũng phù hợp với chị em trong thời gian này. Vậy đến tháng có đá bóng được không? Câu trả lời là không.
Đây là môn thể thao đòi hỏi sự vận động mạnh mẽ nên có thể khiến chị em mệt mỏi hơn. Ngoài ra, đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi tới tháng có nên nhảy dây. Vậy với bộ môn aerobic thì sao? Có nên tập aerobic khi có kinh? Câu trả lời là tùy vào mỗi bài tập. Nếu có những bài tập nhẹ nhàng thì chúng ta có thể tập. Ngược lại, những bài tập yêu cầu vận động nhiều thì chúng ta không nên áp dụng.
Chị em không nên nhảy dây khi đang có kinh
5. Một số lưu ý khi chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt
Như vậy, chúng ta đã biết có kinh chạy bộ được không. Vậy nếu chạy trong thời gian này thì chúng ta cần chú ý điều gì để bảo đảm hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
- Chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi để không gây áp lực cho vùng bụng.
- Cần khởi động để làm nóng cơ thể trước khi chạy.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trong lúc tập luyện.
- Ăn uống đủ chất, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hay lạnh. Nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
- Chỉ tập luyện khi cơ thể tự nguyện, nếu cảm thấy quá mệt mỏi, chị em không nên gắng sức.
Bài viết trên đây ABCSport đã cung cấp đầy đủ thông tin để chúng ta có thể trả lời chi tiết cho câu hỏi có kinh chạy bộ được không. Hoạt động này nếu tập luyện một cách lành mạnh và điều độ sẽ giúp cho chị em vượt qua kỳ kinh dễ dàng và thoải mái hơn. Vì thế, chị em hãy ghi nhớ các thông tin này để áp dụng cho bản thân nhé!
Các tin khác
-
Chi Tiết: Chạy Bộ Có Giảm Mỡ Toàn Thân Không?
-
Góc Thắc Mắc: Sau Sinh Bao Lâu Thì Chạy Bộ Được?
-
Giải Đáp: Có Nên Đeo Đai Nịt Bụng Khi Chạy Bộ?
-
Sáng Chạy Bộ Chiều Tập Gym Có Tốt Không?
-
Tổng Hợp Các Bài Tập Bổ Trợ Chạy Bền Hiệu Quả Nhất
-
Chạy Bộ Bị Đau Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không?
-
Hướng Dẫn Cách Tiếp Đất Khi Chạy Bộ An Toàn
-
Đau Lòng Bàn Chân Khi Chạy Bộ Có Nguy Hiểm Không?
-
Giải Đáp: Chạy Bộ Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
-
Mẹo Vặt Cho Mẹ: 7 Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên Ăn
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách trên toàn quốc một cách nhiệt tình