Sống khỏe cùng ABCSport
Đau Lòng Bàn Chân Khi Chạy Bộ Có Nguy Hiểm Không?
07/02/2023 11:17
Đau lòng bàn chân khi chạy bộ không quá hiếm gặp. Không chỉ lòng bàn chân mà các vùng khác như mu bàn chân, toàn bộ bàn chân… cũng có thể gặp phải hiện tượng này. Vậy điều này có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau? Chúng ta hãy cùng giải đáp ngay những thông tin này dưới đây.
Đau lòng bàn chân không phải là hiện tượng hiếm gặp
1. Những nguyên nhân gây đau lòng bàn chân khi chạy bộ
Thực tế có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lòng bàn chân khi chạy bộ. Việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả.
1.1. Không khởi động kỹ trước khi chạy
Khởi động là một phần rất quan trọng trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động tập luyện thể dục thể thao nào. Chúng không chỉ có vai trò làm nóng cơ thể mà còn góp phần hạn chế nguy cơ chấn thương. Khi không khởi động kỹ hoặc khởi động sai cách, lúc chạy bộ các cơ có thể cương và co rút, gây ra tình trạng đau nhức ở lòng bàn chân và các vùng khác.
1.2. Giày chạy bộ không phù hợp
Nếu muốn chạy bộ thường xuyên, bạn phải có trang phục phù hợp. Tối thiểu là một đôi giày vừa vặn với bàn chân. Giày không chỉ giúp nâng cao hiệu quả tập luyện mà còn giúp giảm những tác động của việc chạy lên lòng bàn chân. Khi chọn giày sai kích thước hoặc giày kém chất lượng, lực tác động vào lòng bàn chân sẽ rất lớn. Lúc này, hiện tượng đau gan bàn chân khi chạy bộ là không thể tránh khỏi.
1.3. Tiếp đất không đúng kỹ thuật
Đau lòng bàn chân khi chạy bộ còn có thể đến từ nguyên nhân tiếp đất không đúng kỹ thuật. Khi chạy với tốc độ cao và chúng ta tiếp đất bằng gót hoặc lòng bàn chân thì sẽ khiến cho các vùng này chịu áp lực rất lớn. Từ đó, chúng dẫn đến các cảm giác đau nhức khi chạy.
1.4. Cường độ chạy tăng đột ngột
Chạy bộ bị đau mu bàn chân hay gan bàn chân còn do việc tăng cường độ tập luyện. Cảm giác đau này sẽ xuất hiện một cách rõ ràng và có thể khiến cho hiệu quả chạy bộ giảm sút. Nguyên nhân của điều này là do cơ bắp ở vùng chân chưa kịp thích nghi với cường độ mới. Chúng ta cũng không loại trừ cường độ tập mới khiến chúng ta bị quá sức.
Tăng cường độ chạy bộ có thể khiến chân bị đau
2. Đau lòng bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?
Dựa trên những nguyên nhân ngay đau lòng bàn chân khi chạy thì chúng ta có thể thấy hiện tượng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập luyện cũng như hiệu quả của hoạt động chạy bộ. Vì thế, nếu thấy đau lòng bàn chân ở mỗi lần chạy, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
3. Cách giảm đau lòng bàn chân khi chạy bộ
Mới chạy bộ bị đau chân là một hiện tượng thường gặp. Do đó, chúng ta có thể khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản như sau:
3.1. Chạy bộ nâng cao chân
Khi nâng cao chân trong lúc chạy bộ, chúng sẽ giúp máu lưu thông nhanh và mạnh hơn. Đặc biệt, máu ở vùng xương chậu sẽ thông suốt, giúp tăng lưu lượng máu và từ đó hạn chế được tình trạng chạy bộ bị tê bàn chân hay đau lòng bàn chân. Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng, ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp bởi chúng mang đến hiệu quả cao.
3.2. Nghỉ ngơi, chườm nước đá
Đây là một giải pháp hữu hiệu và có thể áp dụng trong mọi trường hợp bị đau chân do chạy bộ. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể phục hồi, đặc biệt là ở các vùng thường phải chịu áp lực như lòng bàn chân. Ngoài ra, nếu cơn đau vượt mức chịu đựng, bạn có thể chườm đá lạnh để giảm sưng hoặc đau một cách nhanh chóng.
3.3. Xây dựng cường độ tập luyện phù hợp
Chúng ta đã biết rằng đau lòng bàn chân khi chạy bộ có thể do tập luyện quá mức. Trong trường hợp này, việc sắp xếp và lên lại một kế hoạch tập luyện là cách tốt hơn cả. Bạn có thể tham khảo nhiều lịch tập chạy bộ khác nhau hàng tuần, hàng tháng để lên lịch tập luyện cho hiệu quả.
3.4. Ngâm chân
Việc này hữu ích trong cả trường hợp bạn vừa chạy xong bị đau chân hay sáng ngủ dậy đau lòng bàn chân. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh. Thêm chút xíu muối vào chậu ngâm và duy trì trong khoảng 10 phút, cảm giác đau sẽ dịu xuống và giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
Ngâm chân vừa giúp giảm đau vừa giúp thư giãn
4. Làm sao giảm đau lòng bàn chân khi chạy bộ?
Bên cạnh việc khắc phục tình trạng đau chân khi chạy, bạn hãy tham khảo ngay một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ này dưới đây:
- Chọn đôi giày chạy bộ vừa vặn: Hãy nhớ rằng đôi giày ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện và giúp bảo vệ bàn chân của bạn. Do đó, hãy chọn một đôi giày tốt.
- Luôn khởi động kỹ trước khi tập luyện: Đây là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Do đó, bạn đừng quên dành khoảng 5-10 trước mỗi buổi chạy để tập luyện.
- Tập luyện với cường độ vừa phải và tăng lên từ từ để cơ thể kịp thích nghi.
- Tìm hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật tiếp đất khi chạy bộ.
- Chạy trên máy chạy bộ: Chạy bộ trên máy chạy bộ rất êm ái và an toàn. Do đó, chúng giúp ngăn chặn tình trạng này rất hữu hiệu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đau lòng bàn chân khi chạy bộ. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết làm thế nào để chạy bộ một cách hiệu quả mà vẫn bảo đảm được an toàn cho đôi chân của mình. Hi vọng ABCSport đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Các tin khác
-
Giải Đáp: Chạy Bộ Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
-
Mẹo Vặt Cho Mẹ: 7 Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên Ăn
-
Khi Sảy Thai Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Mẹ?
-
Bà Bầu Ăn Yến Có Tốt Không? Liều Lượng Bao Nhiêu?
-
“Khỏe Đẹp Có Đôi” Cùng Ưu Đãi Khủng Mùa Lễ Tình Nhân Của ABCSport
-
Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Không? Lưu Ý Cho Mẹ Bầu?
-
Bà Bầu Ăn Xoài Có Tốt Không? Những Lưu Ý Cho Mẹ Bầu?
-
Trả Lời Thắc Mắc Có Bầu Ăn Vú Sữa Được Không?
-
Mẹ Bầu Lỡ Ăn Táo Mèo Khi Mang Thai Có Sao Không?
-
Cách Nấu Chè Mè Đen Cho Bà Bầu Chuẩn Nhất
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách trên toàn quốc một cách nhiệt tình