Sống khỏe cùng ABCSport
Đau Lưng Trên Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa?
25/07/2022 13:30
Bị đau lưng trên có thể tự thuyên giảm nhưng cũng có thể kéo dài nếu chúng đến từ những nguyên nhân bệnh lý và không được chữa trị kịp thời. Vậy đau ở vị trí nào là bị đau lưng trên? Chúng có những biểu hiện như thế nào và cách chữa trị ra sao?
Đau lưng trên
Tham khảo thêm bài viết:
- Bị Đau Lưng Dưới Gần Mông Ở Nữ Giới Và Cách Điều Trị
- Đau Lưng Bên Trái Dấu Hiệu Bệnh Gì? Chữa Trị Thế Nào?
- 7 Cách Chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Nhất Hiện Nay
1. Các biểu hiện khi bị đau lưng trên
Phần lưng trên nằm giữa đốt sống dưới cổ và đốt sống trên thắt lưng. Đây là vị trí chứa 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12. Vùng này có phạm vi chuyển động hạn chế so với vùng cổ và thắt lưng nên ít bị đau cũng như tổn thương. Do đó, hầu hết nguyên nhân của đau lưng trên là do các tổn thương nặng hoặc kéo dài vượt quá khả năng chịu đựng của tất cả các đốt sống.
Trong một số trường hợp khác, đau lưng trên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và cần được đánh giá, chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bệnh đau lưng trên gây cảm giác khó chịu, đau buốt ở phần đốt sống ngực lên đến gần bả vai.
2. Các dạng đau lưng trên
Đau lưng trên thường xảy ra ở nhiều người theo kiểu khác nhau, dưới đây sẽ là một số dạng đau lưng trên thường hay gặp, bạn có thể tham khảo:
2.1. Đau lưng trên cấp tính
Ở trường hợp này, các vị trí đau có biểu hiện nhói như bị dao đâm hoặc siết chặt. Những cơn đau này thường khá tập trung, không lan rộng và không lây qua sang các khu vực xung quanh xảy ra ở một nơi. Nếu cảm thấy bị nhói sau lưng bên phải, bên trái hoặc toàn bộ vùng lưng trên thì chúng ta cần cẩn trọng.
2.2. Đau âm ỉ
Các cơn đau thường diễn ra âm ỉ và chậm rãi khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, chúng không chỉ xuất hiện một chỗ mà có thể lan sang các bộ phận lân cận như cổ, thắt lưng, vai gáy.
2.3. Bị đau lưng trên dạng lan tỏa
Đau vùng lưng trên có thể theo dây thần kinh và lan sang các cơ quan lân cận như khung xương sườn, cột sống ngực, cánh tay, dạ dày... Cơn đau lan tỏa này thường chỉ ở một bên cơ thể như đau lưng trên bên phải hoặc bên trái và cường độ cơn đau có thể tăng dần theo thời gian.
Đau lưng trên lan tỏa
2.4. Cứng lưng
Đau cứng lưng có thể cản trở các hoạt động cơ bản của cơ thể như nâng, hạ cánh tay, vặn mình. Người bệnh càng có nhiều triệu chứng đau lưng trên thì tình trạng co thắt cơ càng lớn và các dây chằng, khớp hoạt động khó khăn hơn.
2.5. Đau kèm theo bỏng, tê và ngứa ran
Các triệu chứng tê, ngứa ran, nóng rát lưng trên và đau có thể lan tỏa từ lưng trên dọc theo dây thần kinh đến cánh tay, ngực và thân dưới.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại tình trạng đau lưng trên dựa trên thời gian đau. Theo đó, bệnh nhân bị đau cấp tính khi cơn đau kéo dài dưới 6 tuần, đau bán cấp khi cơn đau kéo dài 6-12 tuần và đau mãn tính khi cơn đau kéo dài liên tục trên 12 tuần.
3. Những nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau lưng trên
Đau lưng trên xuất phát từ những nguyên nhân nào? Đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên? Cùng tham khảo ngay nhé!
3.1. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính do thoái hóa đĩa đệm và đốt sống gây ra. Chúng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi nhưng nhưng ngày càng trẻ hóa. Bệnh này thường gặp ở những vùng đốt sống phải chịu nhiều lực và vận động. Do đó cột sống cổ và cột sống thắt lưng là vùng dễ bị nhất nhưng cũng không loại trừ vùng cột sống lưng.
Khi bị bệnh, chúng ta thường cảm thấy đau âm ỉ ở lưng trên và đau nặng hơn khi gắng sức, đặc biệt là khi thực hiện các động tác như cúi gập người, mang vác vật nặng, vặn mình, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Nếu bệnh trở nặng và gây thoái hóa khớp, cơn đau sẽ lan xuống hai bên mạng sườn, thậm chí là ra phía trước ngực. Tình trạng này khiến người bệnh khó di chuyển và vận động.
Thoái hóa cột sống
3.2. Thoát vị đĩa đệm
Một nguyên nhân khác có thể khiến chúng ta bị đau lưng trên là thoát vị đĩa đệm. Lớp nhân nhầy ở đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài và chèn ép, tạo áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó chúng gây ra bệnh ở rễ thần kinh ở cả người già và người trẻ.
Khi mắc bệnh, chúng ta có thể gặp phải những cơn đau lưng âm ỉ và tăng nặng khi vận động hoặc mang vật nặng. Bệnh cũng có thể gây chèn ép tủy sống, gây ra các dấu hiệu nguy hiểm cần phải phẫu thuật khẩn cấp như yếu, mất cảm giác ở cả chân và tay, rối loạn bàng quang và đường tiết niệu.
3.3. Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh cong vẹo cột sống nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra những cơn đau co thắt cơ, thậm chí gây áp lực lên đĩa đệm và khớp. Ngoài ra, nếu người bệnh chậm trễ điều trị, bệnh có khả năng gây ra các dị tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và làm người bệnh mất tự tin.
3.4. Hẹp ống sống
Đây là tình trạng ống sống bị thu hẹp. Chúng sẽ gây áp lực lên tủy sống và các rễ thần kinh. Hiện tượng này thường xảy ra ở vùng thắt lưng hoặc cột sống cổ và ít gặp hơn ở vùng lưng. Khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như: đau lưng trên âm ỉ và tăng lên khi vận động, tê, đau rát vùng lưng và lan ra phía trước.
3.5. Loãng xương
Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi sự giảm sút về khối lượng và chất lượng xương. Vì vậy, chúng làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh hay người suy dinh dưỡng. Trong đó, xẹp đốt sống là một biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Khi bị loãng xương, bệnh nhân thường bị đau lưng trên đột ngột hoặc từ từ sau các chấn thương nhẹ hoặc thậm chí không bị chấn thương. Gãy xương do loãng xương có thể gây chèn ép tủy sống khiến người bệnh bị liệt, mất cảm giác ở 2 chân, 2 tay,...
Loãng xương gây đau lưng trên
3.6. Chấn thương cột sống
Những tai nạn thể thao, tai nạn giao thông, tập thể dục quá sức có thể ảnh hưởng đến phần lưng trên và gây đau. Những chấn thương ở vùng này có thể có biểu hiện từ đau lưng nhẹ đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm hoặc gãy đốt sống. Tình trạng này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau lưng trên. Trong những trường hợp nguy hiểm có thể gây chèn ép tủy sống, cần phải can thiệp khẩn cấp.
Thêm vào đó, hiện tượng bong gân cũng có thể gây ra đau lưng trên hoặc bị đau lưng giữa. Tình trạng này có thể xảy ra do một va chạm lớn, nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Chúng dễ dẫn đến căng dây chằng hoặc rách dây chằng. Dù đau nhiều hay ít, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
3.7. Các nguyên nhân khác
Nếu tự nhiên bị đau lưng trên thì chúng còn có thể xuất phát từ một số yếu tố khác như:
- Tuổi tác: Hệ thống xương khớp và dây chằng trong cơ thể sẽ bị yếu đi khi tuổi cao. Không chỉ có vậy, chúng còn dễ bị các căn bệnh như thoái hóa cột sống tấn công và gây đau.
- Thừa cân: Khi bị thừa cân, vùng cơ lưng phải chịu áp lực lớn và bị kéo căng, gây ra đau lưng.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá dễ bị ho khan và đây chính là nguy cơ làm căng cơ lưng. Khi hút thuốc lá thường xuyên, các cơn ho cũng tăng theo và dẫn đến đau lưng.
- Lười vận động, sai tư thế: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng phổ biến nhất, đặc biệt là ở những người trẻ. Nếu bị đau lưng bên phải phía trên, phía dưới hoặc ngủ dậy bị đau lưng, mọi người cần lưu tâm đến vấn đề này.
Ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng
Thông tin hữu ích dành cho bạn:
- Bị Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì? Khắc Phục Thế Nào?
- Bầu Đau Lưng Có Nguy Hiểm Không? Cách Giảm Đau Cho Mẹ Bầu
- Đau Bụng Dưới Và Đau Lưng Có Phải Mang Thai Không?
4. Giảm đau lưng trên như thế nào?
Có rất nhiều cách bạn có thể áp dụng để điều trị đau lưng trên tại nhà, dưới đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn:
4.2. Chăm sóc tại nhà
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nếu bị đau lưng trên do vận động quá mức, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi không nên kéo dài vì chúng có thể khiến các cơ yếu hơn.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Các biện pháp chườm giúp kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm sưng tấy. Chúng ta có thể bắt đầu bằng chườm nóng, sau vài lần thì tiến hành chườm lạnh. Mỗi lần chườm chỉ trong khoảng 20 phút và kiểm tra thường xuyên để tránh làm da bị tổn thương
- Massage, xoa bóp: Đây cũng là một cách thúc đẩy lưu thông máu và giúp các vùng cơ căng cứng được thư giãn. Nếu không massage bằng tay, bạn có thể sử dụng ghế massage. Tác động từ con lăn, túi khí và nhiệt hồng ngoại cũng có tác dụng tương tự.
Massage đúng cách giúp giảm đau
4.2. Khi nào nên đi thăm khám tại bệnh viện?
Nếu các biện pháp chăm sóc, giảm các triệu chứng bị đau lưng trên không có hiệu quả hoặc có thêm các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị tương ứng:
- Tay chân yếu, gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thông thường.
- Ngứa, tê ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Ruột và bàng quang bị mất kiểm soát.
- Khó thở, sốt hoặc ớn lạnh.
- Đau đầu dữ dội.
5. Các biện pháp phòng tránh tình trạng đau lưng trên
Bị đau lưng trên là một trong các vị trí đau lưng nguy hiểm bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh xương khớp. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phòng tránh tình trạng này bằng một số biện pháp như:
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên để cơ thể đối mặt thường xuyên với tình trạng căng thẳng, stress.
- Thường xuyên vận động, không nên ngồi quá lâu và thực hiện các động tác thư giãn lưng sau mỗi khoảng 1 giờ làm việc. Đồng thời, nên dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Kiểm soát cân nặng trong mức cho phép.
- Luôn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất như canxi, magie, kali,...
- Không hút thuốc lá.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
- Tập những bài tập yoga chữa đau lưng nhẹ nhàng tại nhà.
- Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị tập tại nhà để chăm sóc sức khỏe như: Máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục tại nhà,...để cơ thể luôn được vận động và giảm đau lưng tại nhà.
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng vùng cơ lưng
Xem thêm bài viết:
- Top 6 Bài Tập Chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
- Ra Máu Báo Thai Có Đau Lưng Không Và Những Điều Cần Biết
- Bị Đau Lưng Khi Đến Tháng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Nhìn chung, tình trạng bị đau lưng trên hầu hết đều không quá nguy hiểm và đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do đó, chúng ta có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà như sử dụng ghế mát xa giá rẻ, xoa bóp, chườm nóng,... Tuy nhiên, nếu bệnh đau lưng kéo dài và kèm theo các dấu hiệu lạ, người bệnh nên tìm đến các địa chỉ uy tín để được chẩn đoán và chữa trị. Chi tiết về cách chăm sóc sức khỏe tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo thêm trên trang web: abcsport.com.vn.
Câu hỏi thường gặp
-
Bệnh đau lưng trên xuất phát từ những nguyên nhân nào?Hầu hết nguyên nhân của đau lưng trên là do các tổn thương nặng hoặc kéo dài vượt quá khả năng chịu đựng của tất cả các đốt sống, trong một số trường hợp khác, đau lưng trên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và cần được đánh giá, chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây bệnh.
-
Các biện pháp phòng tránh tình trạng đau lưng trên?Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không căng thẳng, stress, thường xuyên vận động, không nên ngồi quá lâu, thực hiện các động tác thư giãn lưng sau mỗi khoảng 1 giờ làm việc, nên dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, kiểm soát cân nặng trong mức cho phép...
Các tin khác
-
Bị Đau Lưng Khi Đến Tháng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Ra Máu Báo Thai Có Đau Lưng Không Và Những Điều Cần Biết
-
50 Bài Nhạc Chạy Bộ Cực Sung Cho Bạn Tập Luyện Cực Đã
-
Top 6 Bài Tập Chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
-
Đau Bụng Dưới Và Đau Lưng Có Phải Mang Thai Không?
-
Bầu Đau Lưng Có Nguy Hiểm Không? Cách Giảm Đau Cho Mẹ Bầu
-
Bị Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì? Khắc Phục Thế Nào?
-
7 Cách Chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Nhất Hiện Nay
-
Đau Lưng Bên Trái Dấu Hiệu Bệnh Gì? Chữa Trị Thế Nào?
-
Bị Đau Lưng Dưới Gần Mông Ở Nữ Giới Và Cách Điều Trị
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách trên toàn quốc một cách nhiệt tình