Sống khỏe cùng ABCSport

Bệnh Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

18/07/2022 10:59

Đau lưng là một tình trạng rất phổ biến và hầu hết mọi người đều đã từng phải đối mặt với hiện tượng này. Chúng có thể không nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh về xương khớp. Vậy đau lưng là gì? Dấu hiệu như thế nào và làm thế nào để giảm đau lưng? Mọi người hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

đau lưng giữa

Đau lưng là bệnh rất thường gặp phải ở nhiều người

1. Đau lưng là bệnh gì?

Đau lưng là tình trạng đau hoặc tê ở dọc hay gần cột sống. Dựa vào vị trí của cơn đau, bác sĩ sẽ phân loại thành 4 vùng chính, bao gồm đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa và đau lưng một bên (bên phải hoặc bên trái). Ngoài ra, dựa vào thời gian diễn biến của triệu chứng mà đau lưng còn được chia làm 2 loại, đó là:

  • Đau lưng cấp tính: Đây là tình trạng cơn đau bắt đầu đột ngột và có thể kéo dài đến 6 tuần.
  • Đau lưng mãn tính: Trường hợp này cơn đau sẽ phát triển trong thời gian dài và chúng thường kéo dài đến trên 3 tháng.

Tùy theo thời gian người bệnh bị đau mà chứng bệnh này được được định nghĩa là cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc vào thời gian bệnh nhân bị đau. Cơn đau có thể dữ dội, âm ỉ hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Trong một số trường hợp, cơn đau này có thể lan sang tứ chi, gây ra hiện tượng đau lưng mỏi gối tê tay và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Cơn đau này có thể do các vấn đề ở cơ, hệ xương khớp, các dây thần kinh hoặc các bộ phận của cột sống. Một số trường hợp đau có thể vì những vấn đề ở các cơ quan khác trong cơ thể như tuyến tụy, thận, động mạch chủ,...

https://abcsport.com.vn/image/catalog/Bai Viet Tin Tuc/07-2022/W3-T7/dau-lung-2.jpg

Căn bệnh đau lưng có thể khởi phát đột ngột hoặc âm ỉ

2. Các vị trí thường gặp của bệnh đau lưng

Các vị trí đau lưng rất đa dạng. Tùy vào việc đau ở đâu mà sẽ có những nguyên nhân và diễn biến của bệnh khác nhau.

  • Đau lưng trên: Đây là tình trạng cơn đau diễn ra ở vị trí từ cổ đến dưới khung sườn, trong đó thường gặp nhất là đau ở các đốt sống ngực (T1 - T12). Cơn đau vị trí này có thể bắt đầu đột ngột rồi biến mất hoặc dai dẳng, kèm theo cảm giác nóng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ ...
  • Đau thắt lưng hay đau lưng dưới: Bệnh đau lưng này thường phát sinh từ quá trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, cử động đột ngột, hoạt động sai tư thế, làm việc nặng, béo phì... Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau liên tục, kèm theo nóng rát, co cứng cơ và căng tức.
  • Đau lưng giữaBị đau lưng giữa là trường hợp phổ biến nhất và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Người bệnh thường có các triệu chứng như đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội, tức ngực, tê hoặc ngứa ran ở ngực hoặc tay, chân ...
  • Đau lưng một bên(trái hoặc phải): Các cơn đau lúc này chỉ xảy ra ở một bên lưng. Chúng thường là dấu hiệu của sự lệch lạc giữa các khớp xương hoặc đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp háng. Người bệnh nên đi khám sớm để biết nguyên nhân cụ thể của bệnh đau lưng bên phải hoặc bên trái và có phương hướng điều trị phù hợp.

đau lưng giữa

Bệnh đau lưng dưới gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân

3. Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh đau lưng

Các triệu chứng của căn bệnh đau lưng rất dễ nhận thấy. Bên cạnh việc đau ở một vùng lưng, chúng còn có thể kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Đau âm ỉ và có thể kèm theo cảm giác cứng khớp ở dưới lưng.
  • Cơn đau thường bắt đầu ở vị trí thắt lưng rồi lan xuống các vùng kế cận như hông, chân, bàn chân. Lúc này, người bệnh sẽ có đôi lúc thấy tê ran và ngứa ở chân hoặc tay.
  • Các cơn đau có thể sẽ thuyên giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi, ngược lại chúng sẽ tăng lên khi vận động hoặc làm việc nặng.
  • Người bệnh cảm thấy khó di chuyển.

Nếu các cơn đau xuất phát từ nguyên nhân sai tư thế như ngồi nhiều đau lưngngủ dậy bị đau lưng,... hay lao động nặng, chúng có thể thuyên giảm sau khi điều trị 1-2 tuần hoặc nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên, nếu các cơn đau có tần suất gia tăng hoặc kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng:

  • Cơn đau đi kèm với sốt, ớn lạnh và có cảm giác buồn nôn.
  • Các cơn đau thường diễn ra vào ban đêm và đau lan xuống bụng.
  • Bệnh nhân gặp thêm các triệu chứng như tê, yếu hay mất cảm giác ở các chi.
  • Tiểu tiện khó khăn hoặc không tự chủ.
  • Các cơn đau ngày càng tăng lên chứ không có dấu hiệu thuyên giảm.

đau lưng giữa

Căn bệnh này những triệu chứng dễ thấy

4. Nguyên nhân gây đau lưng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng. Chúng có đến do các bệnh lý về xương khớp hoặc do các nguyên nhân trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

4.1. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở các sụn khớp và trong đĩa đệm. Khi bị căn bệnh này, người bệnh thường bị đau thắt lưng liên tục. Cơn đau thường sẽ tăng lên khi chúng ta cúi xuống, trở mình hoặc nâng vật nặng.

4.2. Thoát vị đĩa đệm

Đây là tình trạng phần nhân nhầy trên đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí thông thường. Chúng chèn ép lên các rễ thần kinh và gây tê bì, đau nhức. Hiện tượng này có thể là hậu quả của những chấn thương hoặc bệnh thoái hóa đĩa đệm. Dù bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống nhưng phổ biến nhất là ở vùng thắt lưng. Nếu gặp phải căn bệnh này, cơn đau không chỉ dừng lại ở lưng mà còn lan xuống chân. Chúng ta thường quen gọi tình trạng này là đau thần kinh tọa.

4.3. Hẹp ống sống

Đây là hiện tượng ống sống bị thu hẹp, chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh. Sự phát triển của các gai xương và thoái hóa dây chằng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hẹp các lòng ống sống, thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp cột sống… Lúc này, người bệnh thường bị đau thắt lưng và có thể lan xuống chân.

đau lưng giữa

Đau lưng có thể do hẹp ống sống

4.4. Căng cơ hoặc dây chằng

Thường xuyên làm việc nặng hoặc chuyển động đột ngột có thể dẫn đến căng các cơ và dây chằng vùng cột sống. Thể trạng kém và thường xuyên bị căng cơ vùng lưng như vậy sẽ rất dễ dẫn đến đau lưng.

4.5. Loãng xương

Đau lưng là bệnh gì? Chúng có thể là dấu hiệu của bệnh loãng xương. Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc bệnh nhân sử dụng corticoid trong thời gian dài. Bệnh thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Nếu mắc phải bệnh loãng xương, các đốt sống ở thắt lưng có thể bị gãy, xẹp và gây đau đớn cho người bệnh.

4.6. Gai cột sống

Gai cột sống cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Chúng thường gây ra các cơn đau khó chịu ở cổ, vai hoặc thắt lưng. Lúc này, các gai xương đã chèn lên các dây thần kinh và nếu nghiêm trọng hơn, chúng có thể dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận động tại các vị trí bị ảnh hưởng.

đau lưng giữa

Bệnh đau lưng có thể xuất phát do gai cột sống

4.7. Đau thần kinh tọa

Đây là hệ thống dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể và giữ nhiều vai trò quan trọng. Hiện tương đau dây thần kinh tọa xảy ra có thể là do bệnh thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Cơn đau thần kinh tọa có thể đến dần dần một cách âm ỉ hoặc đột ngột, dữ dội. Trong một số trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể kèm theo hiện tượng rối loạn giao cảm, tiểu tiện không tự chủ và vùng tổn thương mất khả năng vận động.

4.8. Bệnh cong vẹo cột sống

Cột sống bị cong sang một bên làm cho chúng mất đi sự ổn định và vững chắc, đồng thời gây đau nhức. Khi mắc phải tình trạng này, đau lưng và cứng khớp sẽ là những triệu chứng phổ biến nhất. Nguyên nhân của tình trạng cong vẹo cột sống có thể do thoái hóa đĩa đệm hoặc gãy đốt sống. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau lưng hoặc tê mỏi chân.

4.9. Các khối u trên vùng lưng

Các khối u cột sống thường phát triển từ các mô bất thường trong ống sống hoặc xung quanh vùng cột sống. Chúng chèn ép vào vùng này, làm tổn thương tủy sống và gây ra những cơn đau âm ỉ đến dữ dội cho người bệnh. Lúc này, người bệnh phải được điều trị kịp thời để tránh hiện tượng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

đau lưng giữa

Đau lưng do các sự hình thành của các khối u

4.10. Một số nguyên nhân khác gây đau lưng

Ngoài các căn bệnh ở hệ xương khớp, bệnh đau lưng còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác:

  • Thừa cân, béo phì: Tình trạng này khiến cơ thể phải chịu nhiều áp lực, đặc biệt là vùng lưng. Áp lực này sẽ còn tăng lên khi cơ thể di chuyển hay vận động. Chính sự căng thẳng này lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh đau lưng.
  • Một số bệnh lý khác: Viêm khớp, zona, , rối loạn giấc ngủ, một số bệnh nhiễm trùng, ...có thể gây ra tình trạng đau lưng. Trong trường hợp này, người bệnh có thể vừa đau bụng đau lưng, đau bụng quanh rốn và đau lưng hoặc đau lưng bên phải gần eo. Mặt khác, đau lưng do thận bị tổn thương cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Gần đây chúng ta còn có thể gặp thêm trường hợp đau lưng hậu covid.
  • Các vấn đề tâm lý, tâm thần: Mệt mỏi đau lưng là bệnh gì? Chúng có thể là do các nguyên nhân tâm thần hoặc tâm lý. Áp lực, lo sợ, căng thẳng trong các vấn đề như công việc, gia đình, cuộc sống, học tập đều có thể gây ra những xáo trộn trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Lúc này, các mạch máu sẽ co lại và khiến cho lưu lượng máu đến các cơ quan không đủ. Các vùng như cơ, dây thần kinh, dây chằng, xương khớp... sẽ bị thiếu oxy và gây ra cơn đau nhức.
  • Lười vận động hoặc sinh hoạt sai tư thế: Ít vận động cũng là nguyên nhân đau lưng. Các cơ sẽ dần yếu đi và lâu dần sẽ dẫn đến các cơn đau nhức. Ngoài ra, các hoạt động thường ngày nếu sai tư thế cũng có thể dẫn đến đau lưng. Điển hình như các trường hợp sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ và nam giới, ngủ dậy bị đau lưng, ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng,...
  • Một số trường hợp đặc biệt: Phụ nữ mang thai, đau lưng sau sinh mổ cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.

đau lưng giữa

Phụ nữ mang thai cũng thường bị đau lưng

5. Biến chứng của bệnh đau lưng

Dù là đau lưng cấp tính hay mãn tính thì căn bệnh này cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Chúng tác động đến nhiều mặt của cuộc sống như làm việc, vận động,...

  • Khó khăn trong vận động: Các triệu chứng đau lưng dù ở vị trí nào cũng dẫn đến những khó khăn trong vận động của người bệnh cũng như hạn chế trong các công việc chân tay. Người bệnh cần vận động chậm rãi để tránh bị đau. Kết quả là các hoạt động hàng ngày cũng trở nên chậm hơn.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Đau lưng về đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ. Nếu người bệnh không điều trị sớm, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung và trí nhớ. Ngoài ra, những người bị đau lưng mãn tính thường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Đau lưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng. Khi bị đau, bệnh nhân có xu hướng trốn tránh quan hệ thân mật để tránh cơn đau gia tăng. Điều này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mối quan hệ.
  • Các biến chứng khác: Bệnh đau lưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: yếu cơ hai chi dưới, chân bị tê hoặc mất cảm giác, mất khả năng vận động. Nếu nặng hơn, chúng có thể chèn ép lên các dây thần kinh và làm rối loạn đường tiết niệu. Lúc này, thời gian điều trị sẽ bị kéo dài với chi phí điều trị cao, tạo thành gánh nặng về kinh tế.

đau lưng giữa

Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

6. Các biện pháp trị đau lưng

Chữa đau lưng có rất nhiều phương pháp và còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

6.1. Sử dụng thuốc chữa đau lưng

Sử dụng thuốc trị đau lưng trên là một biện pháp phổ biến. Ngoài việc uống trực tiếp, người bệnh còn có thể sử dụng các miếng dán đau lưng hoặc thuốc giảm đau lưng để giảm nhanh các cơn đau. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng cây thuốc nam chữa đau lưng cũng là một phương án được nhiều người lựa chọn.

6.2. Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu

Thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên viên vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng và giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn. Không chỉ vậy, nếu kiên trì thực hiện các động tác này một cách thường xuyên, chúng có thể ngăn ngừa sự tái phát của cơn đau. Mặt khác, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cho những cách vận động khi bị đau lưng nên có thể tránh được nguy cơ đau lưng khi tiếp tục hoạt động.

6.3. Phẫu thuật

Chữa đau lưng bằng phương pháp phẫu thuật chỉ tiến hành khi các biện pháp uống thuốc và tập vật lý trị liệu không hiệu quả. Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển là do chấn thương hay thoát vị đĩa đệm mức độ nặng thì bác sĩ cũng sẽ cân nhắc cách chữa này.

đau lưng giữa

Có nhiều cách điều trị đau lưng khác nhau

7. Cách phòng tránh đau lưng

Ngăn ngừa, phòng tránh chính liều thuốc chữa bệnh đau lưng tốt nhất hiện nay. Phương thức cũng rất đơn giản, điều chỉnh một số vấn đề trong lối sống và sinh hoạt là có hiệu quả.

  • Cẩn thận khi làm việc nặng: Khi làm việc nặng, chúng ta cần chú ý làm từ từ và đúng tư thế, không nên nâng vật nặng một cách đột ngột. Điều đó sẽ khiến áp lực lên cột sống và hệ xương tăng lên, dẫn đến đau nhức.
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Kiểm soát tốt cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi và vitamin D. Những chất này rất quan trọng cho cơ bắp, xương và khớp khỏe mạnh. Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ bị thừa cân, béo phì.
  • Chọn loại nệm ngủ phù hợp: Nệm ngủ phải hỗ trợ tốt cho cột sống, đặc biệt là vùng vai và mông. Khi ngủ, cột sống phải được giữ thẳng. Do đó, nên chọn nệm có độ mềm vừa phải, không cứng quá cũng không mềm quá.
  • Có tư thế phù hợp: Nhân viên văn cần giữ thẳng lưng khi làm việc, bàn làm việc có độ cao phù hợp, không để lưng, cổ quá vẹo khi làm việc, tư thế ngồi phải có lưng tựa. Ngoài ra, chúng ta cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên, sau khi ngồi được 1 tiếng nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng hoặc tập tại chỗ để xương cốt được thư giãn, giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày chúng ta nên dành ít nhất 30 phút để vận động thể chất. Hãy ưu tiên các bài tập cơ bụng, cơ lưng và sức mạnh cho cơ chân. Khi cơ chân khỏe sẽ giúp giảm áp lực lên vùng lưng, nhất là khi nâng vật nặng. Tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng là một mẹo chữa đau lưng sau khi ngủ dậy.
  • Sử dụng một số đồ vật có tính chất hỗ trợ như đai chống đau lưng hay ghế chống đau lưng nếu có điều kiện.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp như ghế matxa toàn thân giá rẻ, thiết bị tập thể dục như: Máy chạy bộxe đạp tập thể dục tại nhà,...để cơ thể luôn được vận động và giảm đau cổ vai gáy hiệu quả.

đau lưng giữa

Tập thể dục thường xuyên giúp tránh đau lưng

Bệnh đau lưng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì vậy, nếu thấy bệnh đau lưng, đau lưng giữa hay đau một bên lưng, đau vai gáy kéo dài và tăng nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tìm nguyên nhân cũng như chỉ ra hướng khắc phục phù hợp. Mọi chi tiết về các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bạn đọc tham khảo thêm trên trang web abcsport.com.vn.

Các tin khác

ABCSport Hà Đông

96 Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 6296 93 94

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Long Biên

465 Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 024 3652 3464

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Hoàng Mai

1169 - 1171 Giải Phóng, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội

Điện thoại: (024) 6680 6862

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Ba Đình

Số 626 Đường Bưởi , P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội. (vòng xuyến Bưởi)

Điện thoại: (024) 2247 7979

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Quận 6

833-835 Hồng Bàng, Phường 9, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 66600 147

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bình Tân

110 Lê Văn Quới, KP17, Bình Hưng Hoà A, Bình Tân

Điện thoại: (028) 66 810 110

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Thủ Đức

Số 9, Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, TP.Thủ Đức.

Điện thoại: (028) 6680 6863

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Quận 12

55/4 Tô Ký, Tổ 1 KP3, Tân Chánh Hiệp, Quận 12 (Đối diện Ủy ban nhân dân Xã Trung Chánh)

Điện thoại: (028) 66 860 869

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Hải Phòng

số 86 Lô G5 Phạm Văn Đồng, Anh Dũng, Dương Kinh, HP

Điện thoại: (0225) 6567 986

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bắc Ninh

576A Nguyễn Trãi, TP Bắc Ninh ( Đèn xanh đèn đỏ Cầu Bồ Sơn - Viện Đa Khoa Tỉnh)

Điện thoại: 0222 650 2323

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Thái Nguyên

373A Hoàng Văn Thụ, P. Đồng Quang, TP. Thái Nguyên

Điện thoại: (0208) 628 6333

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Quảng Ninh

Số 155 – 157 Cao Thắng, Phường Cao Thắng, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Điện thoại: 081.818.7194

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Vĩnh Phúc

29 Lê Hồng Phong, P. Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên

Điện thoại: 0211.6259.128

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Lạng Sơn

79C-79D Trần Đăng Ninh, Phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: (0205) 628 8288

Xem Bản Đồ

ABCSPORT BIÊN HÒA 3 - ĐỒNG NAI

729 Phạm Văn Thuận, Kp2, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 02516599888

Xem Bản Đồ

ABCSport Long An

115 Quốc lộ 1A, Khu phố Thanh Xuân, Phường 5, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (0272) 659 9822

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSPORT Cà Mau

90 Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP. Cà Mau

Điện thoại: (0290) 6277 678

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Trà Vinh

Số 154, Nguyễn Đáng, khóm 6, Phường 7, Tp Trà Vinh

Điện thoại: 02942220122

Xem Bản Đồ

ABCSport Bình Dương

458 Đại Lộ Bình Dương, Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: (0274) 220 0356

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Biên Hòa

Số 182 Đồng Khởi, Khu phố 4, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0251.656.7410

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bà Rịa - Vũng Tàu

305 CTM8, Phường Phước Hiệp, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Điện thoại: (0254) 627 6789

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bình Phước

29 Phú Riềng Đỏ, khu phố Phú Thanh, p. Tân Phú, Tp. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước

Điện thoại: (0271) 627 7377

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Tây Ninh

579 CMT8, Khu phố 6, phường 3, TP Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 629 9899

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Cần Thơ

2C Đường Mậu Thân, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ

Điện thoại: (0862) 795 989

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bạc Liêu

266 - 268 Trần Phú, phường 7, TP.Bạc Liêu

Điện thoại: (0291) 6555 755

Xem Bản Đồ

ABCSport Kiên Giang

Số 398, Đường Nguyễn Trung Trực, Phường Vĩnh Lạc, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: (0297) 629 8088

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport An Giang

224 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điện thoại: 0296 629 9236

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Châu Đốc

7M Lê Lợi, Châu Long 2, Châu Phú B, Châu Đốc, An Giang

Điện thoại: 0296 626 6239

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Tiền Giang

313 Ấp Bắc, Phường 5, Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang

Điện thoại: (0273) 657 9404

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Sóc Trăng

216, Lê Hồng Phong, Phường 3, TP. Sóc Trăng

Điện thoại: (0299) 6574 373

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Đà Nẵng

515-517 Nguyễn Hữu Thọ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 6 553 111

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Nha Trang

Lô 3K, đường Tố Hữu, tầng trệt chung cư CT2, toà nhà VCN Phước Hải, Phường Phước Hải, TP Nha Trang

Điện thoại: 0258 6500 499

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Buôn Ma Thuột

100 - 102 Phan Chu Trinh, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: (0262) 3571 777

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Thanh Hóa

27 Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, TP. Thanh Hóa

Điện thoại: (0237) 866 6444

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Quảng Bình

344 Trần Hưng Đạo, Phường Nam Lý, TP.Đồng Hới, Quảng Bình

Điện thoại: (0232) 6280 280

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Gia Lai

178 Nguyễn Tất Thành, P. Phù Đổng, Tp. Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: (0269) 627 3779

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bình Thuận

250 Tôn Đức Thắng, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận 800000

Điện thoại: 02526506508

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Nghệ An

07 Mai Hắc Đế, Phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An

Điện thoại: (0238) 6272 678

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Di Linh - Lâm Đồng

1104 Hùng Vương, Thị Trấn Di Linh, Huyện Di Linh, Huyện Lâm Đồng

Điện thoại: 0263.223.3779

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Quảng Ngãi

210 Phan Bội Châu, P.Lê Hồng Phong, TP.Quảng Ngãi

Điện thoại: (0255) 6553 000

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Bảo Lộc

288 Trần Phú, P Lộc Sơn, Tp Bảo lộc

Điện thoại: 0263.627.2925

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

ABCSport Quảng Nam

680 Phan Chu Trinh, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Điện thoại: (0235) 6257 679

Xem Bản Đồ (Có chỗ đậu ô tô)

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách trên toàn quốc một cách nhiệt tình

Tổng đài 1800 6852