Sống khỏe cùng ABCSport
Chỉ Số Nhịp Tim Khi Chạy Bộ Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
11/11/2022 10:10
Xác định nhịp tim khi chạy bộ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi luyện tập bộ môn này. Đây chính là chỉ số thể hiện số lần co bóp hay nhịp đập của tim trong mỗi phút và có đơn vị tính là bpm. Vậy nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu được coi là lý tưởng? Liệu có hại gì khi tim đập quá nhanh do trong lúc chạy bộ hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này dưới đây.
Nhịp tim là một chỉ số quan trọng khi chạy bộ
1. Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là tốt với người trưởng thành?
Khi chạy bộ, nhịp tim của chúng ta sẽ tăng lên. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim khi chạy bộ.
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim khi đi bộ và chạy bộ
Chúng ta thường sẽ khó có một con số chính xác cho câu hỏi nhịp tim khi đi bộ là bao nhiêu. Nguyên nhân là bởi điều này còn tùy thuộc vào các yếu tố dưới đây:
- Tuổi tác: Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhịp tim của chúng ta sẽ khác nhau.
- Cường độ tập luyện: Tập với cường độ cao, nhịp tim sẽ cao hơn so với việc tập luyện ở cường độ thấp. Mặt khác, những người thường xuyên chạy bộ thì nhịp tim khi nghỉ ngơi có xu hướng thấp hơn những người không chạy.
- Môi trường sống: Nhiệt độ và độ ẩm ở môi trường sống xung quanh chúng ta cũng có thể làm tăng nhịp tim.
- Trạng thái cảm xúc: Ở trạng thái căng thẳng, chúng ta cũng sẽ có nhịp tim cao hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chẹn beta có thể làm giảm nhịp tim, trong khi đó, một vài loại thuốc trị bệnh tuyến giáp lại có thể khiến cho nhịp tim tăng lên.
Nhịp tim khi chạy bộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cân nặng, tuổi tác
1.2. Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là tốt và phù hợp nhất?
Chúng ta có công thức riêng để xác định nhịp tim phù hợp khi chạy bộ cho chính mình. Trước hết, chúng ta cần tính nhịp tim tối đa bằng cách lấy số 220 trừ đi số tuổi. Theo các chuyên gia về sức khỏe, chúng ta chỉ cần đạt mức 50-85% nhịp tim tối đa khi chạy bộ là phù hợp. Đây gọi là nhịp tim mục tiêu. Dựa trên chỉ số này, chúng ta có thể điều chỉnh bài tập chạy của mình sao cho phù hợp. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tham khảo biểu đồ nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu theo độ tuổi:
Đây cũng là cách tính nhịp tim khi chạy marathon. Tuy nhiên, chúng là bảng tính chung dành cho đại đa số mọi người nhưng không phải là tất cả. Chúng có thể chênh lệch từ 15-20bpm tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mặt khác, nhịp tim tối đa của mỗi người hầu hết hết là 200bpm. Khi chạy bộ nếu thấy nhịp tim vượt quá mức này thì chúng ta cần ngừng lại và đến gặp bác sĩ tim mạch để được kiểm tra.
Nhịp tim trung bình của người trưởng thành khi chạy bộ là 100 - 160bpm
Thông tin hữu ích dành cho bạn:
- Mua Máy Chạy Bộ Trả Góp 0 Đồng, Dẫn Đầu Xu Hướng 2023
- Các Thương Hiệu Máy Chạy Bộ Tốt, Đáng Mua Nhất Hiện Nay!
- Top 9+ Máy Chạy Bộ Giá Rẻ Đáng Mua Nhất Năm 2022
2. Nhịp tim khi chạy bộ quá nhanh có nguy hiểm không?
Không chỉ nhịp tim mà toàn bộ hệ tim mạch cũng đều sẽ hoạt động tăng tốc khi chúng ta tập thể dục nói chung và chạy bộ nói riêng. Chính vì thế, nếu nhịp tim tăng quá cao thì về lâu dài cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Cụ thể:
- Chúng ta có thể mắc phải các chứng bệnh mãn tính về tim. Điều này cũng đặc biệt nguy hiểm với những ai mới tập.
- Khả năng hồi phục chấn thương sẽ kém hơn khoảng 25%.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về tim mạch như rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở.
Chính vì những nguy cơ này mà chúng ta cần phải quan tâm đến nhịp tim trung bình khi đi bộ, chạy bộ và các hoạt động thể chất khác.
Nhịp tim quá nhanh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
3. Cách giảm nhịp tim khi chạy bộ
Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhịp tim khi chạy bộ đang ở mức cao. Nếu thấy có các dấu hiệu như tức ngực, khó thở, gặp khó khăn khi nói chuyện trong khi chạy thì bạn nên giảm tốc độ và thở một cách đều đặn. Việc này sẽ giúp nhịp tim giảm xuống và trở lại mức an toàn.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để tránh tình trạng nhịp tim bị tăng quá mức:
- Tăng tốc độ chạy từ từ, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mới bắt đầu chạy hoặc không tập thường xuyên.
- Không nên tập khi bụng rỗng hoặc mới vừa ăn no.
- Khởi động kỹ trước khi chạy và giảm dần tốc độ trước khi dừng hẳn.
- Giữ tốc độ chạy bộ sao cho chúng ta vẫn nói chuyện được bình thường trong suốt quá trình chạy.
- Uống đủ nước và uống từ từ trong khi tập.
Nên khởi động kỹ trước khi chạy
4. Cách luyện tập nhịp tim khi chạy bộ
Luyện tập nhịp tim dựa vào chỉ số bpm sẽ giúp chúng ta hiểu rõ mình nên chạy với tốc độ bao nhiêu, cường độ thế nào. Có 5 khu vực khác nhau được phân ra dựa trên nhịp tim:
- Khu vực 1: 50-60% nhịp tim tối đa.
- Khu vực 2: 60-70% nhịp tim tối đa.
- Khu vực 3: 70-80% nhịp tim tối đa.
- Khu vực 4: 80-90% nhịp tim tối đa.
- Khu vực 5: 90-100% nhịp tim tối đa.
Việc chọn luyện tập ở khu vực nào là tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Ví dụ, nếu muốn tập ở tốc độ ổn định để duy trì sức khỏe thì chúng ta chọn khu vực 1. Ngược lại, nếu là vận động viên chạy nước rút thì khu vực 4 và 5 sẽ là phù hợp.
Tập luyện cho nhịp tim khi chạy bộ là cách để chúng ta xác định mức độ làm việc của cơ thể khi chạy. Chúng cũng giúp mọi người hình thành thói quen sử dụng máy đo nhịp tim khi luyện tập. Ngoài ra, trên thiết bị máy chạy bộ điện, bạn có thể theo dõi nhịp tim của mình trong suốt quá trình tập luyện để có thể điều chỉnh cường độ tập luyện.
Có nhiều khu vực nhịp tim khác nhau
Việc xác định được nhịp tim khi chạy bộ và hiểu rõ về chỉ số này sẽ giúp chúng ta có một hành trình luyện tập hiệu quả, an toàn, phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Mặt khác, chúng cũng giúp bạn có được một kế hoạch chạy bộ tốt hơn. Vì thế, hãy bắt đầu thói quen đo nhịp tim từ hôm nay nhé. Mọi thông tin về sản phẩm tập chất lượng nhất tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin trên website của Tập đoàn thể thao ABCSport.
Câu hỏi thường gặp
-
Nhịp tim khi chạy bộ trung bình là bao nhiêu?Hầu hết các vận động viên chạy bộ trong độ tuổi 20-45 có nhịp tim trung bình khi chạy là 100-160bpm. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi ở mỗi người do các yếu tố ảnh hưởng.
-
Nhịp tim tăng quá nhanh khi chạy bộ có ảnh hưởng gì không?Nếu để nhịp tim tăng vượt mức nhịp tim tối đa trong thời gian dài, chúng ta có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tức ngực, khó thở, mắc các bệnh tim mạch mãn tính.
-
Làm thế nào để giảm nhịp tim khi chạy bộ?Chúng ta nên bắt đầu với một tốc độ vừa phải, phù hợp với sức lực, khởi động kỹ trước khi chạy. Ngoài ra, nếu thấy có những dấu hiệu khó chịu khi chạy thì chúng ta nên giảm tốc độ và tập trung vào hơi thở để điều chỉnh lại.
Các tin khác
-
Mách Bạn Top 7 App Đo Quãng Đường Chạy Bộ Hot Nhất 2023!
-
Gợi Ý Lịch Chạy Bộ Giảm Cân Trong 1 Tuần Hiệu Quả
-
“Không Cô Đơn Vẫn Chốt Đơn” - Siêu Sale Ăn Mừng Lễ Độc Thân 11.11
-
Đi Bộ Và Chạy Bộ Cái Nào Tốt Hơn? Phân Biệt Đi Bộ Và Chạy Bộ
-
Nguyên Nhân Chạy Bộ Bị Đau Ống Chân? Cách Khắc Phục?
-
Nguyên Nhân Chạy Bộ Bị Đau Bụng Và Cách Khắc Phục
-
Chạy Bộ Có 6 Múi Không? Cách Chạy Bộ Sở Hữu Cơ Bụng 6 Múi
-
CEO Lê Trường Mạnh được Tổng Cục Thuế và Cục Thuế vinh danh liên tiếp 2 giải thưởng Top 483 người nộp thuế tiêu biểu và Top 23 tổ chức xuất sắc đi đầu về con số nộp thuế
-
Chạy Bộ Có Tác Dụng Gì Cho Nữ Giới? Ảnh Hưởng Thế Nào?
-
Top 5 Bài Tập Tạ Cho Nữ Mới Bắt Đầu Và Lịch Tập 1 Tuần
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách trên toàn quốc một cách nhiệt tình